Người sống với HIV trẻ, người đã sử dụng mà túy trẻ, sex worker (người lao động tình dục) trẻ, MSM trẻ, những người chuyển giới trẻ và bạn tình trẻ của những người nhiễm HIV/AIDS là những nhóm thanh niên có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng như bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao. Trong thực tế, đây chính là những nhóm người chịu nhiều phân biệt đối xử, kì thị nặng nề, có nguy cơ nhiễm H cao, khó khăn trong phòng và chữa bệnh.
![]() |
Hiếu Vy – một 9x chuyển giới tại Hà Nội cho biết, em và những bạn bè chuyển giới như mình thường gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ Y tế thân thiện. |
Chị Hà, chủ nhiệm Câu lạc bộ Sức khỏe phụ nữ Hà Nội cho biết, công việc chính của câu lạc bộ là tiếp cận, truyền thông, tập huấn và tổ chức sự kiện cho các chị em làm nghề cung cấp dịch vụ tình dục tại địa bàn Hà Nội. Chị chia sẻ không ít day dứt với công việc mà mình và “Các đối tượng của CLB thường là những chị em trẻ, có thể từ 15 – 25 tuổi. Việc tiếp cận, vận động để các bạn tham gia các hoạt động của CLB thường rất khó khăn. Rất nhiều các chị em không hiểu biết, và nếu không được truyền thông thì đều không quan tâm đến việc phòng và chữa HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em. Có những trường hợp, bệnh nhẹ hoặc bệnh đơn giản nhưng do không được phát hiện và điều trị kịp thời như giang mai, lậu… đều để lại những hậu quả đáng tiếc, thậm chí ảnh hưởng đến các thệ hệ sau”.
Một thành viên câu lạc bộ Hải Đăng – CLB hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản cho người đồng tính nam chia sẻ những chuyện buồn tương tự trong qua trình làm việc với nhóm trẻ em đường phố: “Các em bị mắc bệnh, nhưng do điều kiện sống vô cùng khó khăn, có khi không lo nổi miếng ăn hằng ngày thì việc bỏ vài chục, đến vài trăm ngàn để khám hay chữa bệnh là điều không thể. Ngoài ra, việc tự kì thị mình, không vượt qua được nỗi mặc cảm của bản thân, sợ người khác nhìn vào, không dám đi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng là một nguyên nhân. Có trường hợp mắc bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng rồi người bệnh vẫn cố chịu đựng đau đớn, đến mức bệnh nặng, phải cắt bỏ dương vật, không thể có con được nữa…”.
Đại diện cho nhóm LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) Hiếu Vy – một 9x chuyển giới đang sống ở Hà Nội hiểu rất rõ những khó khăn mà mình và các bạn bè gặp phải khi có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh – trong đó có HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục: “Rào cản thường xuất hiện ngay từ khâu đầu tiên – thủ tục hành chính khi mình đến các cơ sở y tế. Bên cạnh đó là chi phí khám – chữa bệnh đắt đỏ, thiếu các chính sách của nhà nước dành cho người mắc bệnh lây qua đường tình dục” – Hiếu Vy tâm sự.
![]() |
Mạng lưới thanh niên hoạt động mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ góp phần đắc lực trong khắc phục những kỳ thị, rào cản hiện nay trọng các lĩnh vực liên quan tới phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. |
Nhiều nhóm tự lực, các câu lạc bộ trong mạng lưới thanh niên Việt Nam phòng chống HIV/AIDS – VYPN mới đây đã cùng ngồi lại để chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc với các cơ sở y tế tại địa phương” liên quan tới những hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó cùng đưa ra những mong muốn, sáng kiến nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức mà các nhóm đang gặp phải hiện nay như: Vượt qua tâm lý kì thị của chính mình; kết nối mạnh mẽ hơn nữa giữa các nhóm, tổ chức thanh niên phòng chống HIV/AIDS, tăng cường truyền thông để mọi người hiểu biết về các dịch vụ y tế và hoạt động phòng chống HIV/AIDS, sớm đưa giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục cho giới trẻ; tăng cường đào tạo nhận thức cho các cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực liên quan, vận động nhiều ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia, vận động chính sách…
Mạng lưới VYPN được thành lập nhằm kết nối các nhóm, các tổ chức xã hội của thanh niên, dành cho Thanh niên Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan tới phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS. Nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực cộng đồng, xây dựng các chương trình vận động chính sách cho thanh niên và phát triển các nhóm cộng đồng của thanh niên trong công tác phòng chống HIV/AIDS. |
Minh Tâm
" alt=""/>Kỳ thị xã hội đè nặng nhóm dễ bị tổn thươngVề cơ bản, Facebook Research thực chất là một ứng dụng VPN (mạng riêng ảo). Mọi truy cập Internet đều sẽ đi qua VPN này và được Facebook theo dõi, thu thập.
Những dữ liệu mà Facebook được phép truy cấp khi người dùng sử dụng ứng dụng Facebook Research bao gồm khá nhiều thông tin như nội dung của tin nhắn riêng tư trong ứng dụng trò chuyện bao gồm ảnh và video, địa chỉ email, lịch sử duyệt web, mhật ký của những ứng dụng đã được cài đặt và khi chúng được sử dụng, lịch sử các vị trí nơi người dùng vừa đến cho đến cả thông tin sử dụng dữ liệu.
Cho dù Facebook ngay sau đó cũng lên tiếng rằng hành động trả tiền cho người sử dụng để thu thập dữ liệu là điều hoàn toàn bình thường tuy nhiên với Apple, hành động trên đã vi phạm quy định của Apple trong đó có quy định các ứng dụng không được phép thu thập thông tin về những ứng dụng khác được cài đặt trên thiết bị của người dùng.
Nhìn lại quá khứ, đây không phải lần đầu tiên Facebook vướng vào vụ việc tương tự dẫn tới việc Apple cũng thẳng tay gỡ bỏ ứng dụng nổi tiếng mang tên Onavo Protect cũng của chính mạng xã hội lớn nhất thế giới này.
Theo CAND
Đây là kết luận của nhà nghiên cứu Aaron Greenspan - đồng thời còn là bạn học cùng trường Đại học Havard của CEO Mark Zuckerberg, vừa đưa ra.
" alt=""/>Apple vô hiệu hóa ứng dụng của Facebook thu thập thông tin người dùngSmartphone của Google có siêu năng lực mà những cỗ máy chất lượng hơn nó phải bó tay: Nhìn được những chi tiết trong bóng tối mà thậm chí mắt người cũng không nhìn thấy được.
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối
Night Sight là một bước tiến đột phá trong chụp hình bằng smartphone, là ví dụ điển hình cho thấy ảnh chụp ngày càng trở nên giả mạo một cách đầy nghệ thuật.
Trước đây, đa số người dùng đều không thích ảnh chụp chính mình. Thực tế mà nói, nghệ thuật chụp ảnh chưa bao giờ đơn thuần nhằm thu được hình ảnh chính xác của vật thể hay cảnh trí. Người ta thường thích những bức ảnh đậm tính nghệ thuật, hay nói cách khác, là cảnh không có thực nhưng phải đẹp.
Những bức ảnh nghệ thuật thường chỉ được số ít người có khả năng thực hiện trên các máy ảnh kỹ thuật chuyên dụng. Giờ đây, AI có thể làm điều tương tự, và người người nhà nhà đều có thể dùng AI.
Hiện tại, Night Sight chỉ mới là chế độ phơi sáng thông minh trên điện thoại của Google. Nhưng nó đã kéo theo một trào lưu “camera AI” trên thị trường. Các nhà sản xuất không còn quan tâm đến độ chân thực của các bức ảnh nữa, cái mà họ cần là việc chúng có đẹp hay không.
Chế độ portrait mode của iPhone cho phép người dùng xóa phông đằng sau bằng cách nhận diện đặc điểm của khuôn mặt và tách chúng ra khỏi bức ảnh. Các điện thoại chuyên selfie thì có khả năng chụp ra những gương mặt đẹp không tì vết. Còn chế độ HDR gộp nhiều tấm ảnh để thể hiện được dải tương phản cao hơn cả mắt người đã trở thành tiêu chuẩn của mọi điện thoại, điều mà trước đây chỉ có trên các máy ảnh cao cấp.
Hãy thử dùng một chiếc iPhone 6 từ năm 2014 và iPhone XR mới nhất để chụp cảnh hoàng hôn, bạn sẽ thấy sự khác biệt to lớn. Chiếc iPhone mới cho ra ảnh giống như một bức tranh màu nước chứ không còn là “ảnh”, theo Washington Post.
Nói không ngoa, smartphone gần như đã cào bằng nhiếp ảnh gia và người dùng thường. Trước đây, cần có công cụ đặc biệt và kiến thức chuyên môn mới chụp được cảnh hoàng hôn. Bây giờ, chỉ cần có iPhone mới.
Trí tuệ nhân tạo và các phần mềm tiên tiến đã làm được nhiều thứ. Chúng tạo ra những bức ảnh đẹp, thậm chí quá đẹp so với yêu cầu. Chỉnh sửa ảnh cũng không còn cần tới kĩ năng Photoshop siêu hạng. Chỉ cần thao tác nhẹ trên vài phần mềm để xử lý
Smartphone đã được chuyển thành một cỗ máy biết cách chụp ra những tấm hình biết chiều ý người dùng, chứ không hẳn là "bắt được khoảnh khắc. “Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối”, câu nói này chưa bao giờ đúng hơn.
Phần mềm lên ngôi
Chụp ảnh trên điện thoại đã trở thành một thứ phức tạp hơn là chỉ thu lại ánh sáng bằng các cảm biến. Đương nhiên, phần cứng rất quan trọng và vẫn được cải thiện ngày càng tốt hơn theo thời gian.
Nhưng đây là thời đại của phần mềm. Chúng chính là nguyên nhân làm cho các tấm ảnh ngày càng… đẹp hơn. Điện thoại bị giới hạn bởi kích thước ống kính và cảm biến bên trong. Do đó, chúng không thể đọ sức với các máy ảnh thực thụ.
Các nhà sản xuất buộc phải tìm một cách khác để so bì. Bằng cách chụp nhiều tấm ảnh và gom lại làm một, điện thoại có thể cho ra ảnh chụp đẹp gần tương đương với máy ảnh.
"Các điện thoại mới từ Apple, Samsung và Huawei đều sử dụng kỹ thuật này, nhưng chúng tôi mới là cái tên dẫn đầu cho trào lưu nhiếp ảnh AI", Marc Levoy, giáo sư khoa học máy tính, hiện làm việc trong nhóm phát triển camera của Google nói.
Nicolas Touchard, Phó giám đốc marketing tại DxOMark Image Lapbs, bên độc lập chuyên kiểm định camera cũng chung nhận định. Nhưng, ưu thế về phần mềm có giúp Google vượt qua Samsung hay Apple lại là một câu chuyện khác.
Tuy nhiên, Night Sight thực sự đáng gờm. Bằng cách chụp 15 tấm ảnh trong điều kiện thiếu sáng rồi tổng hợp lại để làm rõ gương mặt và nhiều chi tiết khác, người dùng sẽ có một tấm ảnh rõ không cần đèn flash. AI tự động vẽ thêm màu sắc dựa trên thông tin ít ỏi có sẵn.
Bất cứ ai từng chụp hình trong điều kiện thiếu sáng bằng máy ảnh truyền thống đều biết rằng, rất khó giữ yên camera tránh rung lắc gây mờ. Nhưng với Night Sight, trước khi bấm nút chụp, điện thoại đã đo độ rung của tay và khử chúng bằng một loạt ảnh chụp vào đúng thời điểm giữa các chuyển động rung.
Làm cách nào AI có thể chọn màu sắc cho vật thể khi ngay cả mắt con người cũng chỉ thấy lờ mờ trong đêm? Chưa kể cảm biến camera trên smartphone cũng chỉ nhỏ bằng cái móng tay.
Điều camera thấy và làm ra được lại không liên quan gì tới nhau. Tấm ảnh dưới đây sẽ cho bạn biết máy ảnh của Google thực sự “thấy” cái gì.
Hàng giả nhưng được lòng người dùng
Câu hỏi đặt ra: Nếu điện thoại tự tô màu cho ảnh để chiều lòng người dùng, thì đó là một bức ảnh hay bức tranh được vẽ bởi AI? Các công nghệ đột phá thường dẫn tới cuộc tranh luận về đúng sai, thực giả và cần có thời gian để số đông chấp nhận.
Nhưng suy cho cùng, “giả” có nghĩa thế nào? Người ta đã dùng Photoshop chỉnh sửa ảnh từ rất lâu, trước đó nữa phim chụp cũng không có màu, chỉ là sự phản ánh lại màu sắc mà thôi. Thế nên mới có cả tá loại phim chụp, người thì thích ảnh ám xanh, người thì thích tương phản cao, hoặc ảnh mịn da…
Tất cả đều phụ thuộc vào mong muốn của người dùng. Không có công nghệ nào thực sự phản ánh chính xác thực tế, ngay cả hình ảnh mà ta tận mắt chứng kiến, cũng là sự giả lập lại tín hiệu ánh sáng từ mắt của não bộ. Chính vì thế nên mới có người thấy đẹp, kẻ lại thấy xấu.
Vậy thì AI trong nhiếp ảnh cũng chỉ là một bước phát triển nữa của lĩnh vực này. Có thể các phần mềm sẽ làm gương mặt của bạn “ít chi tiết hơn” và “giả” hơn, nhưng có người thích như vậy, nên công nghệ sẽ chiều lòng người dùng.
Suy cho cùng, ai cũng muốn có một gương mặt đẹp. Ai cũng muốn nhìn được trong đêm. Ai cũng muốn chỉ cần một nút bấm là có ảnh đăng Facebook. Và AI làm được điều đó.
Theo Zing
" alt=""/>Ảnh chụp bằng smartphone ngày càng giả tạo